1. Khác biệt cơ bản của PATA và SATA:
- Cổng IDE thông thường truyền dữ liệu theo dạng song song, 8 bit được truyền đi trong 1 clock cycle, so với cách truyền của SATA (tuần tự) chỉ có 1 bit được truyền trong 1 clock cycle. Điều này khiến ta có cảm tưởng là PATA phải nhanh hơn SATA. Tuy nhiên nó chỉ đúng khi 2 kiểu truyền này chạy ở cùng một tốc độ xung nhịp, khi đó PATA truyền nhanh gấp 8 lần SATA. Khi truyền ở tốc độ cao thì lại là chuyện khác.
- Vấn đề là PATA bị giới hạn bởi nhiễu tín hiệu. PATA phải sử dụng cáp nhiều dây để truyền tín hiệu, trong quá trình này xuất hiện nhiễu giữa các dây và mức độ nhiễu gia tăng theo tốc độ xung nhịp. Chính vì thế ổ cứng có giao tiếp từ PATA-66 trở lên đòi hỏi phải sử dụng cáp 80 lõi thay vì cáp 40 lõi. Khác biệt giữa 2 loại cáp này là ở chỗ cáp 80 có thêm một dây mát (ground) chèn giữa mỗi 2 dây truyền tín hiệu, có tác dụng như một vách ngăn chống can nhiễu. Thêm nữa, tuy là truyền song song, nhưng PATA trong một thời điểm, đường truyền chỉ có thể sử dụng để gửi hay nhận tín hiệu.
- SATA thì do đặc tính chỉ truyền 1 bit trong 1 lần, chỉ sử dụng rất ít dây truyền tín hiệu nên tránh được vấn đề can nhiễu, do đó có thể hoạt động ở tốc độ xung nhịp rất cao => có băng thông truyền dữ liệu lớn. SATA sử dụng 2 cặp dây riêng biệt, 1 để truyền tín hiệu và 1 để nhận tín hiệu theo chế độ truyền dị bộ (có thể nhận và truyền trong cùng 1 thời điểm), kèm theo 3 dây mát ( ground) => tổng cộng chỉ sử dụng 7 sợi dây trong 1 cáp.
- Với tốc độ truyền có thể đẩy lên rất cao, cáp nhỏ gọn, kèm theo một số tính năng bổ xung như Native Command Queuing, Tagged Command Queuing (giống như của ổ SCSI) và hotplung khiến cho SATA trở thành xu hướng thay thế cho giao tiếp PATA - IDE truyền thống.
2. Làm sao để tận dụng được tốc độ của SATA, đặc biệt là SATA2:- Nếu bạn bỏ một đống tiền ra mua một chiếc Mainboard có chipset hỗ trợ SATA và giao tiếp AHCI ( Avanced Hub Control Interface), cộng với 1 chiếc hdd SATA2 thời thượng có kèm tính năng NCQ, sau khi cài Window lên rồi chạy, so với chiếc máy cũ chạy hdd PATA-133 của bạn, hình như bạn thấy nó cũng chẳng nhanh hơn là mấy, hay có khi thấy vẫn như cũ thì có lẽ bạn cần đọc mục này!
Nguyên nhân:
- AHCI là gì? Đây là giao tiếp mới được sử dụng thay cho giao tiếp IDE cỗ lỗ sỹ. AHCI cho phép hệ điều hành và hdd với các tính năng mới có thể giao tiếp trực tiếp với nhau mà không phải thông qua ông BIOS già nua chập chạp như kiểu giao tiếp IDE.
-Mặc dù Mainboard của bạn có cổng SATA (1 hoặc 2)và chipset có hỗ trợ AHCI, nhưng nếu bạn không chủ động thiết lập thông số về AHCI thì mặc định, chipset vẫn đặt chế độ truyền là IDE để tương thích với các ổ cứng cũ.
Cách khắc phục:
* Nếu ổ cứng đang dùng, bạn sẽ phải cài lại Window.
- Thứ nhất, tạo một đĩa mềm chứa trình điều khiển cho AHCI. Nếu mainboard của bạn mua chipset hỗ trợ AHCI (chipset cầu nam, đừng để ý đến chipset cầu bắc) thì chắc chắn trên đĩa CD đi kèm sẽ có phần mềm driver cho AHCI. Bạn cho đĩa CD này vào một máy chạy Window, đĩa sẽ tự autorun. Tiếp đó tìm trên menu tới mục "Make Disk", ở đó có hướng dẫn cách tạo đĩa driver cho AHCI, chú ý là bạn dùng windowXP chẳng hạn, thì phải chọn mục tạo đĩa driver tương ứng với bản win 32bit hay 64bit.
- Thứ hai, vào BIOS của mainboard, tìm đến phần thiết lập thông số cho HDD, chuyển từ IDE sang AHCI (xem sách của Main nếu ko rành), lưu lại rồi thoát ra, khởi động lại máy bắt đầu cài đặt Window. Nếu ok, khi khởi động lại ở màn hình đen ban đầu, bạn sẽ thấy hdd của bạn được báo ra ở một dòng riêng, giống như là thiết bị SCSI vậy. Tuy nhiên nếu ko thấy gì cả thì cũng ko sao.
- Khi đưa đĩa windowXP vào cài, chú ý ở đoạn đầu tiên, chương trình cài đặt sẽ thông báo ở phía dưới màn hình dòng : " Bấm F6 nếu muốn cài đặt driver của hãng thứ 3 ....." thì bạn phải bấm F6, sau đó chờ tới khi window hỏi về đĩa chứa driver thi đưa cái đĩa mềm làm ở đoạn trước vào.
*** Khi đưa đĩa mềm vào, thường sẽ có một số kiểu thiết bị hiện ra cho bạn chọn, nhớ chọn phần driver cho AHCI.
- Sau khi chọn xong, nếu bạn thao tác đúng (chọn đúng driver) thì chương trình cài đặt sẽ chạy tiếp như bình thường bạn vẫn cài window. Bạn cứ tiếp tục cho tới khi hoàn chỉnh. Nếu sai, chương trình setup sẽ báo không tìm thấy hdd và thoát ra, hoặc nếu chipset của bạn không hỗ trợ AHCI thì cũng vậy. Do đó bạn phải chắc là chipset của mình có hỗ trợ AHCI hay ko (đọc tài liệu đi kèm main), vì nhiều khi trong BIOS của main vẫn có mục chỉnh về AHCI, nhưng thực chất thì ko chạy được.
- Nếu mọi việc ok, bây giờ bạn sẽ cảm nhận thấy ngay từ khi khởi động máy vào window, có vẻ như bạn vẫn còn thói quen ngồi chờ và mắt nhìn đi đâu đó trong lúc máy boot và nạp tất cả các chương trình vào window, đột nhiên bạn ngoảnh lại và ngạc nhiên chưa, window đã sẵn sàng tự bao giờ!!! Thêm nữa, khi bạn mở các chương trình ứng dụng, hình như có cái gì đó bất thường, vừa kich chuột vào đã thấy cửa sổ chương trình bất ngờ hiện ra. Có thể nói bạn đang ở một tầm cao mới với chiếc hdd SATA2 có hỗ trợ NCQ.
- Bạn có thể kiểm tra property của chiếc HDD trong Device Manager, nó sẽ được liệt kê giống như một chiếc HDD SCSI.