"Nguồn ATX: Mạch nguồn chính"


1 – Vị trí của mạch nguồn chính. * Nguồn chính nằm ở đâu ? - Nếu loại trừ mạch lọc nhiễu, mạch chỉnh lưu và nguồn cấp trước (Stanby) ra thì nguồn chính là toàn bộ phần còn lại của bộ nguồn ATXpsu1
  • Nguồn chính có các mạch cơ bản như:
    - Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)
    - Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.
    - Các đèn khuếch đại công suất.
    - Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)
    - Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra
    - Mạch lọc điện áp ra
    - Mạch bảo vệ
    nguonchinh2
  • Các điện áp ra của nguồn chính:
    - Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng)
    - Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ)
    - Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam)
    - Điện áp – 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ)
    - Điện áp – 5V (đưa ra mầu xanh tắng)
  • Sơ đồ nguyên lý chung của nguồn chínhpow_mainNguyên lý
  • Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.
  • Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.
  • Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
  • Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.
  • Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.
  •   
  • Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
    - Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
    - Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt
  • Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
    - Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.
  • Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
    - Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
    - Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.
  • Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:- Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
    - Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
    - Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
    - IC tạo dao động – Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
    - IC bảo vệ nguồn – thường dùng IC có số là LM339
    vinguon_atx2
    - Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
    - Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
    - Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất
    vimay-atx
2 – Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.
  • Khi cắm điện
    - Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON
  • Khi bấm công tắc của máy tính (hoặc chập chân P.ON xuống mass)
    - Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động.
    - IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
    - Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính.
    hoatdong
    Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa
3 – Các IC thường gặp trên bộ nguồn ATX
  1. IC tạo dao động họ 494 (tương đương với IC họ 7500)

    Ví dụ TL494, UTC51494

    IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ

    sodokhoi-ic
    Sơ đồ khối bên trong IC – TL 494
  2. Chân 1 và chân 2 – Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  3. Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  4. Chân 4 – Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  5. Chân 5 và 6 – là hai chân của mạch tạo dao động
  6. Chân 7 – nối mass
  7. Chân 8 – Chân dao động ra
  8. Chân 9 – Nối mass
  9. Chân 10 – Nối mass
  10. Chân 11 – Chân dao động ra
  11. Chân 12 – Nguồn Vcc 12V
  12. Chân 13 – Được nối với áp chuẩn 5V
  13. Chân 14 – Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  14. Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp
  15.  
    Sơ đồ chân của IC TL 494
  16. IC tạo dao động họ 7500 (tương đương với IC họ 494 )
    Hình dáng của hai loại IC tạo dao động họ 7500
    sodokhoi-ic-7500
    Sơ đồ khối IC – AZ 7500
    Sơ đồ khối của IC dao động họ 7500 hoàn toàn tương tự với IC dao động họ 494
    Hai IC này AZ7500 (họ 7500) và TL 494 (họ 494) ta có thể thay thế được cho nhau
    • Chân 1 và chân 2 – Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
    • Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
    • Chân 4 – Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
    • Chân 5 và 6 – là hai chân của mạch tạo dao động
    • Chân 7 – nối mass
    • Chân 8 – Chân dao động ra
    • Chân 9 – Nối mass
    • Chân 10 – Nối mass
    • Chân 11 – Chân dao động ra
    • Chân 12 – Nguồn Vcc 12V
    • Chân 13 – Được nối với áp chuẩn 5V
    • Chân 14 – Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
    • Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp
     
    Sơ đồ chân IC – AZ 7500 tương tự IC – TL494
  17. IC khuếch đại thuật toán LM339 trong mạch bảo vệ.

    IC LM339 được sử dụng trong mạch bảo vệ của nguồn ATX
    Mạch so sánh sử dụng phần tử khuếch đại thuật toán (trong IC – LM339)
    lm339-2
    • Khi cho một điện áp chuẩn (Vref) để gim cố định một đầu vào dương(+) của IC thuật toán, nếu ta cho điện áp cần so sánh vào đầu âm (-) thì điện áp đầu ra thu được sẽ nghịch đảo vời tín hiệu đầu vào.
      - Nếu Vin tăng thì Vout sẽ giảm
      - Nếu Vin giảm thì Vout sẽ tăng
      
    lm339-21
    • Nếu gim đầu vào âm (-) của IC thuật toán và cho tín hiệu thay đổi vào đầu dương thì ta thu được điện áp ra tỷ lẹ thuận với tín hiệu vào.
      - Nếu Vin tăng thì Vout cũng tăng
      - Nếu Vin giảm thì Vout cũng giảm
4 – Giải đáp câu hỏi thường gặp
  1. Câu hỏi 1 – Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt nguồn chính với nguồn cấp trước.Trả lời:
    - Trong bộ nguồn ATX thường có 3 biến áp trong đó có một biến áp lớn và hai biến áp nhỏ, nguồn chính có một biến áp lớn và một biến áp nhỏ đứng ở giữa, còn biến áp nhỏ đứng bên cạnh là của nguồn cấp trước.
    - Đèn công suất thì nguồn chính luôn luôn có hai đèn công suất, hai đèn này thường giống hệt nhau và cùng chủng loại, công suất của nguồn chính chỉ sử dụng loại đèn B-C-E, vị trí hai đèn này đứng về phía biến áp lớn.
    - Nguồn cấp trước chỉ có một đèn công suất, nó có thể là đèn B-C-E cũng có thể là đèn D-S-G (Mosfet)
    - Các đèn công suất của nguồn chính và nguồn cấp trước luôn luôn đứng về phía các tụ lọc nguồn chính, các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra của nguồn chính cũng có 3 chân nhưng đứng về phía thứ cấp và có ký hiệu hình đi ốt trên thân.
  2. Câu hỏi 2 – Thời điểm hoạt động của hai mạch nguồn có khác nhau không ?Trả lời:
    - Khi ta cắm điện cho bộ nguồn là nguồn cấp trước hoạt động ngay, trong khi đó nguồn chính chưa hoạt động.
    - Nguồn chính chỉ hoạt động khi chân lệnh P.ON giảm xuống 0V (hoặc ta chập chân P.ON mầu xanh vào mass – tức chập vào dây đen)
  3. Câu hỏi 3 – Nguồn cấp trước có khi nào sử dụng IC để dao động không ? Trả lời:
    - Có rất ít nguồn sử dụng IC để dao động cho nguồn cấp trước, bởi vì nguồn cấp trước có công suất tiêu thụ nhỏ nên người ta thường thiết kế chúng rất đơn giản, tuy nhiên vẫn có loại nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn Mosfet như sơ đồ dưới đây:
    nguon-stanby
  4. Câu hỏi 4 – Nguồn chính thường sử dụng những IC dao động loại gì ? Trả lời:
    - Nguồn chính thường sử dụng hai loại IC dao động là
    IC họ 494 ví dụ TL 494, KA494, TDA494 v v…
    và IC họ 7500 ví dụ AZ7500, K7500
    Hai loại IC trên có thể thay thế được cho nhau (ví dụ nguồn của bạn chạy IC – AZ 7500 bạn có thể thay bằng IC- TL494
    - Ngoài ra nguồn chính còn sử dụng một số dòng IC khác như SG6105 , ML4824 v v…
  5. Câu hỏi 5 – Trong bộ nguồn thường thấy có IC so quang, nó thuộc của nguồn chính hay nguồn cấp trước.
    Trả lời:

    - Các nguồn chính thông thường (có hai đèn công suất) chúng không dùng IC so quang
    - Trên các nguồn chính của máy đồng bộ như nguồn máy IBM hay Dell thì có sử dụng IC so quang, trên các bộ nguồn đó người ta sử dụng cặp IC – KA3842 hoặc KA-3843 kết hợp với một đèn công suất là Mosfet.
    - Trên bộ nguồn thông thường thì IC so quang của của mạch nguồn cấp trước.
  6. Câu hỏi 6 – Các cuộn dây hình xuyến ở đầu ra của nguồn chính sau các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì ?
    Trả lời:

    - Tần số hoạt động của bộ nguồn rất cao, sau khi chỉnh lưu loại bỏ pha âm nhưng thành phần xung nhọn của điện áp vẫn còn, người ta sử dụng các cuộn dây để làm bẫy chặn lại các xung điện này không để chúng đưa xuống Mainboard có thể làm hỏng linh kiện hoặc làm sai dữ liệu.
  7. Câu hỏi 7 – Trên các đầu dây ra của nguồn ATX, thấy có rất nhiều sợi dây có chung mầu và chung điện áp, thậm chí chúng còn được hàn ra từ một điểm, vậy tại sao người ta không làm một sợi cho gọn ? Trả lời:
    - Trên các nguồn mới hiện nay có tới 4 sợi dây mầu cam, 5 sợi dây mầu đỏ và 2 sợi dây mầu vàng cùng đưa đến rắc 24 chân.
    - Các dây mầu cam đều lấy chung một nguồn 3,3V
    - Các dây mầu đỏ đều lấy chung một nguồn 5V
    - Các dây mầu vàng đều lấy chung một nguồn 12V
    * Sở dĩ người ta thiết kế nhiều sợi dây là để tăng dòng điện và tăng diện tích tiếp xúc, nếu có một rắc nào đó tiếp xúc chập chờn thì máy vẫn có thể hoạt động được, giảm thiểu các Pan bệnh do lỗi tiếp xúc gây ra, ngoài ra nó còn có tác dụng triệt tiêu từ trường do dòng điện DC chạy qua một dây dẫn sinh ra (ví dụ một sợi dây có dòng điện một chiều tương đối lớn chạy qua thì chúng biến thành một sợi nam châm và bị các vật bằng sắt hút)
  8. Làm thế nào thể kiểm tra được bộ nguồn ATX có chạy hay không khi chưa tháo vỏ ra ?Trả lời:
    Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ bộ xem nguồn của bạn có còn hoạt động hay không bằng các bước sau:
    - Cấp điện AC 220V cho bộ nguồn
    capdien
    Cấp điện cho bộ nguồn
    - Dùng một sợi dây điện chập chân mầu xanh lá cây vào chân mầu đen
    - Sau đó quan sát xem quạt trong bộ nguồn có quay không ?
    => Nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy.
    => Nếu quạt không quay hoặc quay rồi ngắt là nguồn hỏng
    Chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) xuống Mass
Nguồn: hocnghe.com.vn