Một trong những lí do mà cư dân mạng đều yêu thích trình duyệt mang cái tên “cáo lửa” là bởi vì hỗ trợ nhiều số lượng plugins. Vì thế mà trình duyệt này chiếm với số lượng bộ nhớ quá lớn so với các trình duyệt khác. Sau đây là 6 cách giúp bạn làm giảm dung lượng bộ nhớ cho Firefox.
1. Kiểm tra các add-on và theme
Một trong những lí do chính mà Firefox làm chậm lại quá trình làm việc trên máy tính của bạn đó là do số lượng các công cụ mở rộng được cài cùng với trình duyệt này. Để làm cho trình duyệt này hoạt động tốt là bạn có thể gỡ bỏ các add-on không cần thiết.
- Gỡ bỏ các add-on không sử dụng tới
- Cài đặt add-on có phiên bản mới nhất
- Huỷ bỏ các script và theme không cần thiết
Bạn cũng có thể kiểm tra bộ nhớ Firefox sử dụng bằng cách mở trình duyệt này ở chế độ an toàn bằng cách vô hiệu hoá các add-on. Để sử dụng chế độ này, bạn có thể chọn từ menu Programs hoặc gõ lệnh firefox -safe-mode.
2. Kiểm tra bộ nhớ đang sử dụng
Bạn có thể kiểm tra theo cách thức Firefox sử dụng bộ nhớ đệm cho hình ành và các trang web. Nhập vào thanh địa chỉ about:cache và nhấn Enter. Bên dưới phần Memory cache device, ta thấy Maximum storage size (kích thước lưu trữ tối đa).
Theo mặc định, Firefox được sử dụng bộ nhớ nhiều hơn trên các máy tính có nhiều bộ nhớ. Để sửa đổi kích cỡ dung lượng tối đa, bạn mở tập tin cấu hình bằng cách gõ about:config trên thanh địa chỉ, bấm phải chuột vào bất cứ chỗ nào và thêm vào một giá trị Integer mới. Nhập vào browser.cache.memory.capacity và ghi kích thước bộ nhớ bằng kilobyte.
3. Khôi phục lại bộ nhớ khi cực tiểu hoá
Khi bạn để Firefox ở trạng thái Minimize, bộ nhớ sẽ được giải phóng. Có thể chỉnh cách Firefox giải phóng bộ nhớ bằng cách mở config, tạo một mục kiểu Boolean với tên config.trim_on_minimize và đặt giá trị True.
4. Hãy kiểm tra plugin phiên bản mới nhất
Nếu như cài plugin, chẳng hạn giống như chương trình Adobe Reader, Flash player..., bạn phải chắc chắn các plugin là phiên bản mới nhất. Nếu không đây có thể là lí do làm cho Firefox chạy chậm chạp.
5. Xoá các chương trình tải được nhớ trong Download History
Nếu như bạn tải các tập tin hay phần mềm từ trang web khi bạn sử dụng Firefox, tất cả các tập tin này đều được nhớ trong mục Download History. Số lượng tải nhiều có thể làm chậm trình duyệt. Để xoá danh sách, bạn vào Tools > Clear Private Data và đánh dấu Download History.
6. Khởi động lại Firefox theo định kì
Nếu như bạn sử dụng Firefox với thời gian dài, tôi khuyên bạn tốt nhất là hãy restart trình duyệt Firefox của bạn thường xuyên vì dung lượng bộ nhớ của Firefox sẽ gia tăng khi bạn sử dụng trình duyệt này với thời gian lâu. Bạn có thể sử dụng tính năng phục hồi phiên làm việc (restore session) để mở lại tab sau khi khởi động lại.
1. Kiểm tra các add-on và theme
Một trong những lí do chính mà Firefox làm chậm lại quá trình làm việc trên máy tính của bạn đó là do số lượng các công cụ mở rộng được cài cùng với trình duyệt này. Để làm cho trình duyệt này hoạt động tốt là bạn có thể gỡ bỏ các add-on không cần thiết.
- Gỡ bỏ các add-on không sử dụng tới
- Cài đặt add-on có phiên bản mới nhất
- Huỷ bỏ các script và theme không cần thiết
Bạn cũng có thể kiểm tra bộ nhớ Firefox sử dụng bằng cách mở trình duyệt này ở chế độ an toàn bằng cách vô hiệu hoá các add-on. Để sử dụng chế độ này, bạn có thể chọn từ menu Programs hoặc gõ lệnh firefox -safe-mode.
2. Kiểm tra bộ nhớ đang sử dụng
Bạn có thể kiểm tra theo cách thức Firefox sử dụng bộ nhớ đệm cho hình ành và các trang web. Nhập vào thanh địa chỉ about:cache và nhấn Enter. Bên dưới phần Memory cache device, ta thấy Maximum storage size (kích thước lưu trữ tối đa).
Theo mặc định, Firefox được sử dụng bộ nhớ nhiều hơn trên các máy tính có nhiều bộ nhớ. Để sửa đổi kích cỡ dung lượng tối đa, bạn mở tập tin cấu hình bằng cách gõ about:config trên thanh địa chỉ, bấm phải chuột vào bất cứ chỗ nào và thêm vào một giá trị Integer mới. Nhập vào browser.cache.memory.capacity và ghi kích thước bộ nhớ bằng kilobyte.
3. Khôi phục lại bộ nhớ khi cực tiểu hoá
Khi bạn để Firefox ở trạng thái Minimize, bộ nhớ sẽ được giải phóng. Có thể chỉnh cách Firefox giải phóng bộ nhớ bằng cách mở config, tạo một mục kiểu Boolean với tên config.trim_on_minimize và đặt giá trị True.
4. Hãy kiểm tra plugin phiên bản mới nhất
Nếu như cài plugin, chẳng hạn giống như chương trình Adobe Reader, Flash player..., bạn phải chắc chắn các plugin là phiên bản mới nhất. Nếu không đây có thể là lí do làm cho Firefox chạy chậm chạp.
5. Xoá các chương trình tải được nhớ trong Download History
Nếu như bạn tải các tập tin hay phần mềm từ trang web khi bạn sử dụng Firefox, tất cả các tập tin này đều được nhớ trong mục Download History. Số lượng tải nhiều có thể làm chậm trình duyệt. Để xoá danh sách, bạn vào Tools > Clear Private Data và đánh dấu Download History.
6. Khởi động lại Firefox theo định kì
Nếu như bạn sử dụng Firefox với thời gian dài, tôi khuyên bạn tốt nhất là hãy restart trình duyệt Firefox của bạn thường xuyên vì dung lượng bộ nhớ của Firefox sẽ gia tăng khi bạn sử dụng trình duyệt này với thời gian lâu. Bạn có thể sử dụng tính năng phục hồi phiên làm việc (restore session) để mở lại tab sau khi khởi động lại.