"USB flash disk – Toàn tập - P1"

usb_flash_disk_u172p_2gbNgày nay việc sở hữu 1 thiết bị lưu trữ nhỏ gọn và tiện ích như USB flash disk (UFD) gần như là một thứ không thể thiếu với người sử dụng vi tính. Giá cả thì ngày càng rẻ và đi củng với giá rẻ là việc chất lượng ngày càng đi xuống.
Để tìm hiểu thêm về cấu tạo, nguyên lý họat động, những lỗi thường gặp và cách xử lý của lọai UFD này lqv77 tôi xin trình bày lọat bài viết “Usb Flash Disk – Toàn tập”.
Bài viết chủ yếu dựa trên các bài viết do anh: Hoàng Trọng Nghĩa
1. Cấu tạo:
- Về mặt phần cứng UFD chỉ bao gồm 4 phần trong đó phần đầu cắm USB và thạnh anh 12 MHz coi như phụ còn lại 2 phần chính đó là ic giao tiếp, và chip nhớ (dạng flash).
1.1 Đầu cắm USB:
usb_a_pinout- Với 4 đường cáp chức năng như hình vẽ trên gồm: Gnd, Data-, Data+, +5V. Và đây là hình ảnh bên trong của đầu cám usb này và 4 đường kết nối của UFD.
482699510_ef36b7234f
- Và hình ảnh sau khi đã tháo bỏ đầu cắm usb ra, còn trơ lại 4 lỗ chân giao tiếp.
482699596_ce5659dd8d
Đầu cắm này hay bị bung mối hàn dẫn đến chậm chờn lúc nhận lúc không hoặc không chạy hoàn toàn.
1.2 Ic giao tiếp:
625px-usbkey_internals
  • - 1. Đầu cắm USB
  • - 2. IC giao tiếp.
  • - 4. Chip nhớ (Flash)
  • - 5. Thạch anh 12Mz.
- Ic điều khiển là một dạng “vi xử lý” chuyên dùng, điều khiển việc kết nối, truyền nhận và lưu trữ dữ liệu.
- Các lọai IC giao tiếp thông dụng đó là: iCreat, Alcor, Phison, Oti, Profilic, SSS-Solid State System, Netac, Ameco, Chipsbank, Skymedia, USBest…
- Bên trong các chip điều khiển này có một đoạn chương trình mà ta gọi là firmware. Đa phần lỗi của UFD đều từ cái firmware này mà ra.
1.3 Chip nhớ (Flash):
- Nơi lưu trữ dữ liệu thực sự và khả năng lưu trữ nhiều hay ít tùy thuộc vào chip nhớ này.
memorychip
1.4 Thạch anh 12Mhz:
- Tạo xung nhịp cho “vi xử lý” họat động.
quartz_crystal_oscillator-1
1.5 Linh tinh khác:
- Ngòai ra còn có led báo nguồn và báo hiệu chế độ đọc/ghi dữ liệu. Switch gặt chế độ cho hoặc không cho ghi đè…
usb_flash_memory