"Các thành phần trên MainBoard"


SodokhoiMainBoar2Các thành phần trên MainBoard gồm có:





SodokhoiMainBoar2
1. North Bridge - Chipset bắc:ThanhphanMainboard1
- Tên linh kiện: North Bridge - Chipset bắc.
- Chức năng: Điều khiển các thành phần có tốc độ cao như CPU, RAM, Card Video. Điều khiển tốc độ BUS và điều khiển chuyển mạch dữ liệu.
- Kết nối: Chân chipset bắc kết nối đến CPU, RAM, Card Video, chipset nam.
- Hư hỏng: Chipset bắc hỏng thì CPU cũng không hoạt động do không có tín hiệu Reset CPU vì vậy máy sẽ không khởi động, quạt nguồn vẫn qy quay do mạch mở nguồn chipset nam vẫn tốt.
- Sửa chữa: Chỉ thay thế chipset bắc khi kiểm tra kỹ CPU và nạp Lại BIOS, vì chipset bắc ít hỏng và thay thế rất phức tạp.
2. Sourth Bridge - Chipset nam:ThanhphanMainboard2
- Tên linh kiện: Sourth Bridge - Chipset nam.
- Chức năng: Điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như: Card sound, card Net, ổ cứng, ổ CD ROM, ổ USB, IC điều khiển các cổng SIO, IC điều khiển chuột - phím, điều khiển tắt mở nguồn.
- Kết nối: Chân chipset nam kết nối đến khe PCI để ra các card mở rộng, đến khe IDE để ra các ổ đĩa, đến BIOS, đến IC SIO để điều khiển các cổng Parallel, cổng FDD, cổng Serial.
- Hư hỏng: chipset nam hỏng có thể sinh ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó thừng gặp là bệnh mất reset máy không khởi động được, hoặc bệnh không mở được nguồn, bệnh không nhận cổng USB, không nhận ổ đĩa ở cổng IDE.
- Sửa chữa: Có thể khò lại hoặc thay chipset khi gặp các bệnh: Bật công tắc quạt nguồn không quay, kiểm tra bằng Card Test Main thấy mất tín hiệu reset, máy không nhận USB, không nhận ổ cứng...
3. ROM BIOS:
ThanhphanMainboard3
- Tên linh kiện: ROM BIOS viết tắt của từ Read Only Memory Basic In Out System - IC nhớ chỉ đọc, để lưu chương trình hệ thống vào ra cơ sở.
- Đặc điểm nhận biết trên Main: Là IC mình dày hình chữ nhật khoảng 2cm2, thường là IC chân cắm vào socket, trên Main không còn IC nào khác có hình dạng tương tự.
- Chức năng: Cung cấp phần mềm cho quá trình khởi động máy tính, cung cấp chương trình kiểm tra RAM và card video, cung cấp các chương trình điều khiển các chipset và card video onboard, cung cấp các bản CMOS setup mặc định.
- Kết nối: ROM BIOS kết nối trực tiếp đến chipset nam.
-Hư hỏng: Nếu hỏng IC ROM thì máy không khởi động được, bật công tắc quạt nguồn vẫn quay. Nếu Iỗi chương trình BIOS thì sinh ra các bệnh: Máy không khởi động được hoặc khi khởi động máy phát ra tiếng kêu liên tục như còi báo động hoặc máy không nhận ổ cứng.
- Sửa chữa: Nạp Iại BIOS khi gặp các hư hỏng trên, nếu nạp BIOS không được là do hỏng ROM.
4. IC - SIO - IC điều khiển các cổng Parallel, FDD, COM, Mouse, Keyboard:
ThanhphanMainboard4
- Tên linh kiện: IC SIO (Super In Out) - IC diều khiển các cổng.
- Đặc điểmm nhận biết trên Main: IC SIO có hình chữ nhật, kích thước khoảng 4cm2, thường có nhãn là ITE, khong có thạch anh đứng bên cạnh.
- Chức năng: Điều khiển cổng Parallel cho máy in, cỏng FDD cho ổ mềm, cổng Serial như cổng COM, cổng PS/2 cho chuột,  phím, điều khiển quạt chip, điều khiển tắt mở nguồn, tạo tín hiệu khởi động đầu tiên cho máy.
- Kết nối: IC SIO là linh kiện trung gian giữa chipset nam và các cổng như đề  cập ở phần “chức năng"
- Hư hỏng: Hỏng IC này có thể sinh ra các bệnh như: Máy không mở được nguồn, có quạt nguồn quay nhưng không khởi động, máy không sử dụng được cổng Parallel, không nhận chuột, bàn phím.
- Sửa chữa: Khò lại chân IC hoặc thay IC nếu bật công tắc không tác dụng hoặc sau khi đã kiểm tra bằng Card Test Main thấy mất tín hiệu Reset hệ thống.

5. IC  Clocking - IC tạo xung Clock:
ThanhphanMainboard5
- Tên linh kiện và mạch: Mạch Clocking (hoặc Clockgen) – Mạch tạo xung Clock, xung nhịp chủ cho hệ thống Mainboard.
- Đặc điểm nhận biết trên Main: Mạch gồm một IC hai hàng chân (khoảng 50 chân) và luôn có thạch anh 14.3MHz dứng bên cạnh.
- Chức năng: Mạch Clocking có chức năng tạo ra xung Clock làm xung nhịp hệ thống để cung cấp cho tất cả các thành phần trên Main hoạt động, mỗi IC trên Main (trừ IC dao động) và các card mở rộng đều được mạch Clocking phát cho một xung Clock có tần số khác nhau, nếu khong có xung Clock thì các I C xử lý tín hiệu số sẽ không hoạt động được.
Mạch còn có ý nghĩa để đồng bộ dữ liệu trong toàn hệ thống, đi kèrn với dữ liệu Data (đơn) để giải mã chúng thành các bit nhị phân.
- Kết nối: Mạch Clocking đứng độc lập không chịu sự điều khiển của bất kỳ thành phần nào, nó là mạch hoạt động đầu tiên sau khi có nguồn chính cung cấp cho Main, nó cung cấp cho các IC trên Main và các Card mở rộng xung Clock để hoạt đông.
- Hư hỏng: Nếu hỏng mạch Clocking thì máy không khởi độnh được, bật công tắc có quạt quay nhưng máy không khởi động, không báo sự cố, khi kiểm tra bằng Card Test Main thấy mất đèn CLK.
- Sửa chữa: Vài bệnh bật công tắc quạt nguồn có quay nhưng máy không khởi động, không báo sự cố thì cần phải kiểm tra và sửa chữa mạch Clocking đầu tiên, bởi vì mạch này có hoạt động thì các IC khác mới có xung Clock để hoạt động, mạch Clocking mà hỏng thì các IC khác không thể hoạt động được. Thay IC hoặc thạch anh 14.3Mhz cho đến khi đèn CLK trên Card Test Main xuất hiện.

6. IC  dao động điều khiển các đèn Mosfet của mạch VRM:
ThanhphanMainboard6
- Tên linh kiện và mạch: IC dao động cho mạch ổn áp nguồn của CPU.
- Đặc điểm nhận biết trên Main: Là IC nhiều chân, thường là 2 hàng chân, một só máy dùng 4 hàng chân, đứng gần khu vực Socket của CPU, nếu đo thì một số chân thông với chân của các đèn Mosfet cuả mạch ổn áp VRM.
- Chức nămg: Chức năng cảa IC là tạo dao động để điều khiển các đèn Mosfet đóng mở tạo ra điện áp VCORE cấp nguồn cho CPU hoạt động.
- Kết nối: Chân của IC này kết nối đến chân G hoặcc đi qua IC đảo pha rồi đến chân G của các đèn Mosfet, kết nối đến chân S cuả các đèn Mosfet (hoặc chân cuộn dây) để lấy áp hồi tiếp;
-Hỏng hóc: Nếu hỏng IC dao động thì mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU sẽ không hoạtt động, mất nguồn VCORE khoảng 1,5VDC cấp cho CPU vì vậy máy không khởi động.
- Sửa chữa: Khi kiểm tra nguồn VCORE cấp cho CPU thấy mất, bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet trước, néu các đèn Mosfet tốt thì đa số là do hỏng IC dao động , khi đó bạn cần thay IC dao động.

7. IC -  Card Sound Onboard:
ThanhphanMainboard7
- Tên linh kiện: IC điều khiển Card Sound onboard và cổng kết nối ra loa, mic
- Đặc điểm nhận biết trên Main: IC điều khiển Card Sound onboard là IC vuông, kích thước khoảng 1cm2 tính cả chân, bên cạnh thường có thạch anh 24,5MHz.
- Chức năng: Điều khiển các chức năng về âm thanh như đổi tín hiệu âm thanh số sang anlog và ngược lại, khuếch đại âm thanh ra loa, khuếch đại âm thanh vào từ micro.
- Kết nối: IC Card Sound onboard được kết nối trực tiếp đến Chipset nam sau đó đưa ra chân các rắc cắm loa và Micro.
- Hư hỏng: Hỏng IC này sẽ làm mất âm thanh ra loa hoặc có thể ban không cài được trình điều khiển cho Card am thanh.
- Sửa chữa: Thay IC cho Card Sound nếu như mất âm thanh hoặc không cài được trình điều khiển.

8. IC -  Card Net Onboard:
ThanhphanMainboard8
- Tên linh kiện và mạch: Card Net Onboard - IC điều khiển card mạng onboard.
- Đặc điểm nhận biết trên Main: Chỉ có trên các Main có tích họp card Net onboard, là IC 2 hoặc 4 hàng chân, bên cạnh luôn có thạch anh 25MHz.
- C hức năng: Điều khiển dữ liệu qua mạng LAN và mạng Internet.
- Kết nối: IC điều khiển card Net onboard giao tiếp với Chipset nam, đầu  ra kết nối đến cổng mạng theo đầu cắm  RJ45.
- Hư hỏng: Khi hỏng IC điều khiển Card mạng có thể dẫn đến hiện tượng - Máy không cài đăt được trình điều khiển cho Card net, máy không nhận card net hoặc không kết nối được mạng LAN cũng như mạng Internet.
- Sửa chữa: Vào màn hình Device Manager để Search cho máy tính nhận Card Net onboard, nếu máy không nhận và không cài được trình điều khiển thì bạn kiểm tra trong CMOS SETUP xem có "Disable" Card Net không? Cuối cùng cần thay thử IC điều khiển Card Net nếu máy tính không nhận Card net onboard.

9. Đèn Mosfet - trên mạch ổn áp nguồn cho CPU:
ThanhphanMainboard9
- Tên linh kiện: Mosfet - Transistor trường - Đèn công suất đèn có 3 chân D (Drain – cực nền), S Source – cực nguồn) và G (Gate – cực cổng)

- Đặc điểm nhận biết trên Main: Là các đèn 3 chân có hình dạng như trên, chân giữa và chân trên đều là D, chân bên trái là G và chân bên phải là S. Trong mạch có 6 đèn Mosfet tạo thành 3 cặp hoạt động theo cơ chế đẩy kéo.
- Chức năng: Điều khiển đóng ngắt điện áp một chiều thành dạng xung điện có độ rộnq xung có thể điều khiển được , từ đó lại chỉnh lưu xung điện để cho ra điện áp một chiều, điện áp đầu ra có thể điều khiển tăng lên hoặc giảm xuống so với đầu vào, Mosfet sử dụng trong các nguồn xung đê biến đổi điẹn áp tăng hay giảm với công suất lớn trong khi tổn hao cuả mạch ổn áp lại rất nhỏ.
- Kết nối: Chân G của đèn nối với IC dao động hoặc IC đảo pha, chân S nối với chân cuộn dây để lấy ra điện áp VCORE cấp cho CPU, chân D nối với nguồn 12VDC sau khi đi qua cuộn dây lọc đầu vào.
- Hư hỏng: Đèn Mofet có thể bị chập, chỉ cần một đèn Mosfet trong só các đèn của mạch ổn áp bị chập D-S là gây ra chập nguồn cho Main, biểu hiện là khi bật công tắc quạt nguồn quay khởi động rồi tắt, các trường hợp hư hỏng khác có thể làm mất hoặc giảm điện áp VCORE cấp cho CPU.
- Sửa chữa: Khi gặp các bệnh như chập đường nguồn (biểu hiện là quạt nguồn quay 1 vòng rồi tắt) thì cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet cạnh CPU trên Main hoặc khi đo điện áp VCORE cấp cho CPU thấy mất hoặc quá thấp thì cũng cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet.

10. Đèn Mosfet ổn áp cho Chipset:
ThanhphanMainboard10
- Tên linh kiện: Mosfet - Transistor trường - Đèn công suất ổn áp nguồn cho Chipset.
- Đặc điểm nhận biết trên Main: Là các đèn 3 chân có hình dạng như trên, chân giữa và chân trân đều là D, chân bân trái là G và chân bên phải là S.
Đèn ổn áp nguồn cho Chipset đứng ở khu vực giữa hai chipset, chân S đo được 1,5VDC (nếu main sử dụng Chip set intel) hoặc 3VDC (nếu Main sử dụng Chipset VIA).
- Chức năng: Điều khiển điện áp cấp cho hai Chipset luôn ổ định ở một mức điện áp quy định, thông thường Chipset Intel sử dụng nguồn chính alf 1,5VDC chipset ViA sử dụng nguồn chính là 3VDC, các đèn ổn áp có nhiệm vụ điều khiển nguồn cấp cho các Chipset được ổn định.
- Kết nối: Đèn này có chân S lấy ra điện áp 1,5VDC hoặc 3VDC cấp cho Chipset chân G thường được kết nối đến IC 8 chân cạnh đó, IC 8 chân là IC điều khiển và ổn áp, đèn làm nhiệm vụ khuếch đại về dòng.
- Hư hỏng: Khi hỏng đèn ổn áp nguồn cấp cho Chipset thì máy sẽ không khởi động được, dùng Card test main kiểm tra sẽ thấy báo lỗi Reset (tức là đè Reset không sáng hoặc sáng không tắt).
- Sửa chữa: Kiểm tra chân S trên các đèn Mosfet đứng gần khu vực giữa hai Chipset thì ít nhất phải có một đèn có điện áp ra chân S là 1,5VDC (Chipset intel), hoặc 3VDC (Chipset VlA) nếu mất điện áp này thì cần kiểm tra đèn, nếu hỏng thì phải thay đèn tương đương.
Chú ý các đèn Mosfet trên Main hỏng thì chỉ có thể lấy các đè sống trên Main khác sang để thay, không dùng Mosfet của Monitor được vì Mosfet trên Main chịu được dòng điện cao hơn rất nhiều.
Nguồn internet